Thể thao và đời sống-4 lưu ý sau khi tập thể thao

Đăng ngày: 8/14/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 2606

Không nên lập tức nghỉ ngơi

Nếu ngừng nghỉ đột ngột, tuần hoàn máu chưa kịp thích nghi, máu dồn về các cơ bắp trong khi các cơ bắp thì co lại khiến máu không được lưu thông, huyết áp giảm, xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não dẫn tới biểu hiện: lo lắng hoang mang, thở dốc, đầu đau hoa mắt, mặt mũi trắng bệch hoặc choáng, sốc và đột nhiên ngất xỉu.

 Không đi tắm ngay

Sau khi vận động lập tức đi tắm nước lạnh thì huyết quản sẽ lập tức co lại do bị kích thích đột ngột, ảnh hưởng tới  tuần hoàn máu, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn tới dễ bị ốm, nhiễm bệnh.

Nếu tắm nước nóng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da trong khi cơ bắp vẫn đang đòi hỏi khiến không đủ máu cho tim và não. Kết quả là người bị nhẹ thì đầu đau hoa mắt, nặng thì choáng sốc. Về lâu dài dễ mắc các bệnh mãn tính.

Không ăn quá nhiều đồ ngọt

Có một số người cảm thấy sau khi vận động ăn đồ ngọt hoặc uống một cốc nước đường thì sẽ rất “sảng khoái” vì thế cho rằng ăn đồ ngọt sau khi vận động rất tốt cho cơ thể.

Thực ra đó chỉ là cảm giác tạm thời. Đường khi vào cơ thể sẽ làm tiêu hao phần lớn vitamin vì thế sẽ có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể sau tập luyện.

Vì thế, sau khi vận động tốt nhất nên ăn những thực phẩm chứa vitamin như rau xanh, gan, trứng vân vân.

Không uống bia rượu để “trừ” mệt

Sau khi vận động, các chức năng của cơ thể đều ở trong trạng thái mệt mỏi, lúc này uống bia rượu sẽ làm cho chất cồn nhanh “ngấm” vào trong máu, gây tổn thương cho gan và dạ dày lớn gấp nhiều lần so với lúc bình thường.
Nếu thành thói quen sẽ dẫn tới các chứng bệnh như mỡ gan, xơ gan, viêm dạ dày, lở loét dạ dày sau này. Ngoài ra, uống quá nhiều bia sau khi vận động sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, nguyên nhân dẫn tới viêm khớp.

7 nguyên tắc cho giấc ngủ trưa

Ngủ trưa là một thói quen không thể thiếu ở các nước nhiệt đới. Giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho dân văn phòng, người phải làm việc cật lực 8 tiếng mỗi ngày. Vậy làm thế nào để có giấc ngủ trưa “lý tưởng”?      

1. Điều đầu tiên bạn cần biết đó là cảm giác buồn ngủ vào lúc trưa là điều bình thường. Đó không hẳn là do bạn ăn no, bạn bị stress hay không luyện tập đầy đủ. Đây chỉ là một hoạt động chu kỳ bình thường của con người - cứ 24 giờ, chúng ta lại có 2 quãng thời gian dành cho trạng thái ngủ sâu -  một lần vào lúc 2 - 4h sáng và lần còn lại vào khoảng 10 tiếng sau, tức là 13 - 15h chiều. Nếu sáng bạn ngủ dậy muộn, thì cơn buồn ngủ trưa sẽ đến muộn hơn và ngược lại với người dậy sớm.

2. Giấc ngủ trưa mang lại các lợi ích khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian dành cho nó. Một giấc ngủ ngắn trong 20 phút sẽ thêm tỉnh táo, tăng khả năng tập trung. Một giấc ngủ kéo dài 90 phút sẽ đưa bạn vào một giấc ngủ sâu, kích thích sự sáng tạo. Còn nếu bạn ngủ rất sâu, không bị đánh thức suốt lúc ngủ và vượt 90 phút thì sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm.

3. Cố gắng không ngủ hơn 45 phút vì khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không được tỉnh táo. Và một giấc ngủ lý tưởng nhất là chỉ nên trong vòng 20 phút.

4. Tìm nơi có bóng tối để ngủ. Nó sẽ giúp bạn ngủ nhanh và ngon hơn so với ngủ gục trên bàn. Một chỗ ngủ quá ấm sẽ khiến bạn ngủ quên nhưng cũng không thể để đặt lưng mà co ro chịu lạnh được - giải pháp tốt hơn cả đó là mang theo một tấm chăn phủ lên.

5. Âm thanh dìu dịu dễ đưa bạn chìm vào giấc ngủ, đặc biệt khi bạn phải chịu đựng tiếng ồn từ công trường xây dựng, tiếng xe cộ qua lại, hay bất cứ âm thanh ồn ỹ nào “làm ngắt quãng” giấc ngủ trưa của bạn. Hãy đóng cửa sổ để hạn chế tiếng ồn, bật quạt chạy nhẹ nhàng, đây chính là thời điểm bạn tận hưởng giấc ngủ trưa của mình thật ngon.

6. Đừng ngủ trưa quá gần giờ ngủ buổi tối vì nếu không bạn sẽ khó có thể ngủ lại được. Nhớ rằng chỉ nên tranh thủ chợp mắt vào đầu giờ chiều thôi nhé bạn.

7. Nên cân nhắc mọi công việc nếu nó làm ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa của bạn.

Theo Dân Trí

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT