Trường Năng khiếu nghiệp vụ Thể dục thể thao: Nơi ươm mầm tài năng thể thao

Đăng ngày: 4/14/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 2531

Hè sắp tới, trường sẽ tiếp tục tuyển sinh thêm môn mới là karatedo. Hiện trường có khoảng 200 học viên, trong đó 1/3 là nữ. Ngoài việc đào tạo năng khiếu, các học viên này còn theo học văn hóa tại các trường phổ thông ở Phan Thiết. Đến thời điểm này Trường Năng khiếu nghiệp vụ Thể dục thể thao đã có vài VĐV được gọi vào đội tuyển quốc gia, tham gia các giải đấu lớn ở khu vực. Năm ngoái, lần đầu tiên Bình Thuận có một số VĐV ở bộ môn canoing (đua thuyền hiện đại), được gọi tập trung vào đội tuyển quốc gia, đoạt được 2 HCB Sea Game 24 như VĐV Nguyễn Thành Quang, Lê Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tuấn. Mới đây, khi tham gia giải vô địch ĐNÁ tại Indonesia, những tài năng của môn đua thuyền này lại tiếp tục tỏa sáng, khi liên tiếp giành được 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ mang vinh quang về cho đất nước và tỉnh nhà.

Những khó khăn đang đặt ra

Do đặc thù là trường đào tạo năng khiếu TDTT, nên việc học văn hóa của các em tương đối khó khăn, vì phải thường xuyên tập luyện và tham gia thi đấu. Thêm một thực tế cần nhìn nhận, việc thiếu một đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên kinh nghiệm và tâm huyết cũng là vấn đề mà trường đang quan tâm. Hầu hết giáo viên có kinh nghiệm và đầy đủ năng lực huấn luyện, đều phải theo đội tuyển trẻ chuyển về đơn vị mới là trung tâm TDTT. Ngoài ra, hiện tại vẫn có một số môn đang được đào tạo tại trường, nhưng việc tìm kiếm lực lượng để bổ sung còn gặp nhiều khó khăn, do phong trào TDTT ở cơ sở và địa phương chưa được phát triển sâu rộng, như: bóng rổ, canoing. Điều đó đã phần nào làm hạn chế việc phát hiện những VĐV có năng khiếu thật sự ở những môn thể thao chuyên sâu. Cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ cho việc tập luyện của VĐV, là một trong những yếu tố góp phần nâng cao thành tích cho VĐV. Dù vấn đề này nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của ngành, nhưng hiện nay trang thiết bị phục vụ cho VĐV chuyên nghiệp tập luyện, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn. Điển hình như đường chạy điền kinh cho các VĐV tập luyện đã xuống cấp trầm trọng, cản trở việc tập luyện và nâng cao thành tích. Canoing được xem là thế mạnh Bình Thuận, nhưng  lại không có nơi tập luyện chuyên nghiệp (hồ), mà phải tập trên sông Cà Ty. Hy vọng thời gian tới, ước mơ của các thầy cô và học trò ở ngôi trường này sẽ trở thành hiện thực, góp phần thúc đẩy ngành TDTT tỉnh nhà phát triển hơn trong lương lai.

Bài viết liên quan

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT