Phần 1: Lý luận huấn luyện nhóm môn - một bước tiến mới của lý luận huấn luyện thể thao

Đăng ngày: 7/18/2011 12:00:00 AM - Lượt xem 3925

>> Phần 2: 5 ứng dụng quan trọng của lý luận huấn luyện nhóm môn trong thể thao thành tích cao

Bối cảnh ra đời của lý luận huấn luyện nhóm môn

Như chúng ta đã biết lý luận huấn luyện thể thao bắt nguồn từ thực tiễn huấn luyện thể thao. Trong quá trình thực tiễn huấn luyện chuyên môn của từng môn thể thao đã phát triển lý luận huấn luyện các môn thể thao khác nhau. Từ năm 1964 đến nay, hệ thống lý luận của học thuyết huấn luyện được cấu thành bởi hai mảng là học thuyết huấn luyện chung và học thuyết huấn luyện chuyên môn.

Lý luận huấn luyện chung thích hợp sử dụng cho các môn thể thao có cùng tính chất và quy luật, đồng thời là hệ thống lý luận có tính chỉ đạo hoạt động huấn luyện thể thao. Còn lý luận huấn luyện chuyên môn lại kết hợp chặt chẽ với thực tiễn huấn luyện môn chuyên sâu để nghiên cứu các vấn đề lý luận mang tính chỉ đạo đối với yêu cầu hoạt động huấn luyện của môn chuyên sâu cũng như các phương pháp huấn luyện có thể ứng dụng vào từng môn chuyên sâu cụ thể.

Song, cùng với sự phát triển của thực tiễn huấn luyện thể thao. Hệ thống lý luận huấn luyện này ngày càng bộc lộ ra sự chưa đầy đủ. Hay nói cách khác học thuyết huấn luyện chuyên môn có tầm nhìn giới hạn nên khó thoát khỏi sự hạn hẹp, rất khó cho việc nâng cao. Học thuyết huấn luyện chung thì cố gắng khái quát để thích hợp được với các qui luật chung của tất cả các môn thể thao, vì vậy đã gặp phải khó khăn rất lớn là xuất hiện sự rạn nứt giữa hai mảng lý luận huấn luyện chung và lý luận huấn luyện chuyên sâu.

Trong quá trình nghiên cứu qui luật chung của các môn thể thao đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng về nhiều mặt, thường rất khó gộp chung một cách đơn giản những môn thể thao khác nhau cùng có phong cách và đặc điểm tương đối giống nhau vào cùng một nhóm. Song nếu đem một số môn so sánh, đối chiếu trực tiếp với nhau có thể giữa chúng có nhiều đặc điểm được hiện ra một cách rõ rệt. Ví dụ: Chiến thuật tấn công, phòng thủ của các môn bóng đá, bóng nước, khúc côn cầu… hoặc như mức độ yêu cầu rất cao đối với công năng hệ tim mạch và sức bền cơ bắp của vận động viên chạy marathon, bơi cự ly dài, đua xe đạp đường trường… Tính sáng tạo mới, kỹ xảo biên soạn xếp sắp các động tác của vận động viên thể dục nghệ thuật, thể dục tự do, kỹ xảo và bơi nghệ thuật... Kỹ thuật phát bóng, đỡ bóng của vận động viên bóng bàn, cầu lông, tennis...

Những ví dụ đơn giản trên có thể gợi ý chúng ta: Căn cứ vào những đặc điểm vốn có của các môn thể thao và đem chúng xếp sắp phân loại và tiến hành nghiên cứu chuyên môn một cách sâu sắc toàn diện đã trở thành một đề tài quan trọng và bức bách cần được đi sâu nghiên cứu để thúc đẩy và nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả thực tiễn huấn luyện thể thao.

Nội dung cơ bản của lý luận huấn luyện nhóm môn

Các nhóm môn

Trong các nhóm môn thể thao có rất nhiều môn thể thao có quan hệ gần cận và mật thiết với nhau. Trên cơ sở phát triển một số môn thể thao cổ điển đã không ngừng sản sinh ra các môn thể thao mới; ví dụ như môn bóng bàn ra đời ở nước Anh năm 1880 do các vận động viên chơi tennis gặp phải trời mưa đã chạy vào trong nhà, trong lúc nghỉ ngơi họ đánh tennis trên bàn gỗ, thế là việc hình thành môn bóng bàn vài năm sau đó. Hoặc môn bóng nước được hình thành khi vận động viên bóng đá đem bóng xuống nước chơi trò chơi… Đương nhiên các môn thể thao trong cùng một nhóm môn không phải đều được hình thành bởi cùng một môn thể thao ra đời sớm nhất, mà trong quá trình phát triển của lịch sử thể thao thành tích cao đã ra đời một số môn thể thao có cùng đặc điểm hoặc thuộc tính mà được gộp với nhau trở thành các nhóm môn thể thao.

Cùng với sự phát triển không ngừng của thể thao thành tích cao trên thế giới, một số môn thể thao truyền thống của khu vực được mở rộng và được sự thừa nhận của các tổ chức thể thao quốc tế, những môn thể thao khu vực đó sẽ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic. Cũng chính vì vậy mà số lượng các môn thể thao ở các nhóm môn cũng không ngừng tăng lên, đồng thời trong quá trình phát triển đó cũng đã thai nghén và chuẩn bị sản sinh những nhóm môn mới.

Lựa chọn tiêu chí và phân loại nhóm môn trong lý luận huấn luyện nhóm môn

Các học giả lý luận huấn luyện nhóm môn đã dựa trên cơ sở phân tích khoa học các đặc điểm và yếu tố quyết định năng lực thể thao và thành tích thể thao của vận động viên các môn thể thao, kế thừa cách phân loại các môn thể thao của các học giả lý luận để lựa chọn sơ bộ các tiêu chí phân loại nhóm môn, đồng thời tiến hành sàng lọc qua nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm cuối cùng đã xác định được các tiêu chí phân loại sau:

- Dựa vào tố chất thể lực chủ đạo của môn thể thao.

- Dựa vào cấu trúc động tác của môn thể thao.

- Dựa vào đặc điểm định tính kỹ thuật động tác.

- Dựa vào mối quan hệ giữa vận động viên với khí tài, dụng cụ.

- Dựa vào đặc điểm khác nhau của sân bãi thi đấu.

- Dựa vào số lượng vận động viên tham gia thi đấu trên sân.

- Dựa vào phương pháp đánh giá thành tích thi đấu.

Trên cơ sở xác định tiêu chí, lý luận huấn luyện đã xác định và kiểm định giá trị, tính khả thi và tính hợp lý của các tiêu chí và kết quả phân loại các nhóm môn.

Qua quá trình nghiên cứu hàng chục năm các học giả lý luận nhóm môn đưa ra hệ thống phân loại các nhóm môn thể thao như bảng 1 trình bày:

Đặc điểm cơ bản của huấn luyện các nhóm môn

Nhiệm vụ cơ bản của huấn luyện thể thao là phát triển năng lực thể thao, mặt khác thông qua thi đấu thể thao đem các năng lực thu được trong huấn luyện thể hiện một cách đầy đủ qua thành tích thi đấu, sáng lập ra các thành tích, kỷ lục mới. Đó cũng chính là hai bộ phận hữu cơ của hoạt động thể thao và thành tích thể thao trong các nhóm môn thể thao khác nhau. Cũng chính vì vậy, đã dẫn tới sự khác nhau trong hoạt động huấn luyện ở các nhóm môn. Cụ thể là sự khác nhau về nội dung, phương pháp, biện pháp, lượng vận động và các biện pháp hồi phục.

Nguyên tắc huấn luyện xuất phát từ đòi hỏi của thể thao (thì nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn) là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động huấn luyện. Đòi hỏi của sự phát triển năng lực thể thao trong thi đấu đã quyết định nhiệm vụ cụ thể và nội dung huấn luyện. Còn những phương pháp và biện pháp huấn luyện phải được lựa chọn dựa vào nhiệm vụ và nội dung huấn luyện.

Các môn thể thao các nhóm môn loại hình thể năng chủ đạo, phần lớn thời gian huấn luyện của vận động viên được sử dụng vào việc phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo linh hoạt… Vì vậy phương pháp huấn luyện sử dụng của nhóm này là các phương pháp liên tục, phương pháp lặp lại, phương pháp giãn cách... để phát triển thể năng. Nhìn chung vấn đề cốt lõi trong việc điều khiển có hiệu quả và thực hiện các hoạt động huấn luyện của huấn luyện viên là ở việc nắm chắc được lượng vận động huấn luyện và diễn biến thể năng của vận động viên. Còn đối với VĐV các môn thể thao của các nhóm môn loại hình kỹ năng chủ đạo thì ngược lại phần lớn thời gian huấn luyện lại dùng cho việc phát triển, nâng cao kỹ thuật, chiến thuật cho vận động viên. Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phân chia - phương pháp hoàn chỉnh; phương pháp trực quan - dùng lời nói. Riêng đối với vận động viên của các môn có tính đối kháng còn thường xuyên sử dụng phương pháp huấn luyện "bắt chước mô hình thi đấu" và phương pháp thực chiến để huấn luyện. Vấn đề cốt lõi trong việc điều khiển có hiệu quả việc thực thi các hoạt động huấn luyện là ở chỗ nắm vững mức độ phát triển kỹ năng và tính ổn định của kỹ thuật ở vận động viên.

Các môn thể thao đồng đội thì cần chú trọng nắm chắc mức độ nâng cao năng lực thể thao mang tính đối kháng của cả đội và năng lực phát huy tính đồng đội trong luyện tập và thi đấu.

Trong tiến trình phát triển sôi động của lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, thì việc tiếp xúc nghiên cứu bổ sung các đặc điểm mới của cấu trúc năng lực thể thao ở các VĐV xuất sắc là việc làm cần thiết. Hiện nay nhiều học giả lý luận huấn huyện nhóm môn cho rằng một đặc điểm mới của năng lực thể thao ở vận động viên xuất sắc hiện nay cần bổ xung thêm 5 chữ: "Toàn diện có sở trường". Song mức độ biểu hiện ở các nhóm môn lại có sự khác nhau khá rõ trình bày ở bảng 6.

Các học giả lý luận huấn luyện nhóm môn cho rằng việc nghiên cứu nội dung, phương pháp, biện pháp huấn luyện trong lý luận huấn luyện nhóm môn có vị trí hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu các yếu tố quyết định năng lực thể thao và thành tích thể thao đều cần phải thông qua nghiên cứu về nội dung, phương pháp, biện pháp huấn luyện mới có thể gắn kết được một cách hữu cơ giữa lý luận huấn luyện với thực tiễn huấn luyện. Từ đó làm phong phú và hoàn thiện thêm hệ thống lý luận của học thuyết huấn luyện thể thao.

Nguồn: Tạp Chí Thể thao

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT