Giáo dục đạo đức cho cán bộ, VĐV thể thao trên cơ sở pháp luật về thể thao - Phần 1

Đăng ngày: 9/14/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 4787

Bởi vậy, cần hiểu biết pháp luật và nâng cao trình độ chuyên môn để hạn chế thấp nhất và loại bỏ được những vi phạm pháp luật đáng tiếc do lỗi vô ý gây ra. Dưới đây là bài viết của ông Vũ Trọng Lợi - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế về vấn đề giáo dục đạo đức cho cán bộ, VĐV thể thao trên cơ sở pháp luật về thể thao.   

Đạo đức trong hoạt động TDTT

Đạo đức nói chung đó là phẩm chất tốt đẹp mà con người có được nhờ tu dưỡng theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó quy định cách hành xử, mối quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. "Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân”(lời dạy của Bác Hồ tại Đại hội lần thứ III Đoàn TNLĐVN ngày 24/3/1961). Đạo đức của cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, trọng tài, VĐV thể thao và những người hành nghề kinh doanh hoạt động thể thao phải là đạo đức cách mạng. Tiêu chuẩn đạo đức ấy được xây dựng dựa trên những chuẩn mực về cách hành xử giữa người với người trong các hoạt động thể thao theo nguyên tắc đoàn kết - trung thực - cao thượng.

Cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên (gọi chung là cán bộ), trọng tài, VĐV thể thao trước hết là một công dân phải nhận thức rõ và thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình đối với Tổ quốc, Dân tộc và cộng đồng xã hội. Người cán bộ, trọng tài, VĐV thể thao phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hoá bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, trong đó có rất nhiều quy định điều chỉnh các hành vi về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng; chống tham ô, cửa quyền hách dịch, lười biếng, ỷ lại, cá nhân, ích kỷ…

Pháp luật về thể dục, thể thao có những quy định về cách hành xử, mối quan hệ giữa những người tham gia hoạt động thể thao cần được khuyến khích mà trong thực tiễn đó là những cử chỉ, hành vi mang tính chơi đẹp “FAIPLAY” giúp đỡ lẫn nhau một cách vô tư, thực chất; đó là những hành vi đạo đức thể hiện lòng yêu nghề say mê học tập để nâng cao trình độ; tinh thần tận tuỵ sẵn sàng vượt qua khó khăn vì VĐV; không bị bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào chi phối làm ảnh hưởng đến sự trung thực, tính độc lập nghề nghiệp; thận trọng trong mọi quyết định để hạn chế tối đa sai sót trong huấn luyện; giữ gìn thông tin bảo mật khi hành nghề của người huấn luyện viên thể thao, những điều này đã được Uỷ ban TDTT (nay là Bộ VH,TT&DL) quy định trong “Tiêu chuẩn cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên, trọng tài thể thao”.

Luật Thể dục, thể thao, Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định nhiều nội dung về đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ, trọng tài, VĐV thể thao như:

Đối với VĐV thể thao thành tích cao Điều 32 quy định tại khoản 1 điểm e là: Chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao; khoản 3 là: Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.

Đối với HLV thể thao thành tích cao phải quản lý, giáo dục VĐV (Điều 33 khoản 1 điểm d). Muốn quản lý, giáo dục VĐV được tốt người HLV phải gương mẫu với đạo đức tốt, ngoài những tiêu chuẩn chuyên môn khác. Theo quy định của luật, người HLV phải chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao (Điều 33 khoản 1 điểm e), mà trong điều lệ giải thường có những quy định về vấn đề đạo đức như bảo đảm tính trung thực chẳng hạn.

Đối với trọng tài, Điều 34 khoản 4 quy định phải điều chỉnh hành thi đấu theo quy định của luật thi đấu thể thao và theo quy định của điều lệ giải; khoản 5 quy định phải trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu.

Đối với VĐV, HLV chuyên nghiệp, ngoài những tiêu chuẩn đạo đức đối với VĐV, HLV thể thao thành tích cao còn phải có đạo đức trong kinh doanh, hành nghề thể thao; không phải lúc nào cũng vì tiền bất chấp dư luận; không được phép thờ ơ vô trách nhiệm với đơn vị, địa phương, nhất là với nhiệm vụ Quốc gia. Những quy định về vấn đề này được thể hiện trong quy chế thể thao chuyên nghiệp của từng môn thể thao; thể hiện trong hợp đồng lao động ký với CLB chuyên nghiệp hoặc Liên đoàn thể thao quốc gia.

Một điều hiển nhiên, người có đạo đức tốt là người không có những hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý gây ra, nhưng có thể có hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết gây ra (lỗi vô ý). Bởi vậy, cần hiểu biết pháp luật và nâng cao trình độ chuyên môn để hạn chế thấp nhất và loại bỏ được những vi phạm pháp luật đáng tiếc do lỗi vô ý gây ra.

Theo TDTT VN

Bài viết liên quan

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT